TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 ĐẦY ĐỦ CHI TIẾT
                              
     PHẦN MỘT: TIẾNG VIỆT

                                      CHƯƠNG I: TỪ VỰNG

                                               1. CẤU TẠO TỪ

 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Từ và đơn vị cấu tạo từ:
a. Từ là gì:
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa mà độc lập, dùng để đặt câu.
Ví dụ: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

Câu này do các từ: hãy, lấy, gạo, làm, bánh, mà, lễ, Tiên vương tạo nên.
( tiên và vương không thể dùng độc lập nên là một từ)
b. Đơn vị cấu tạo từ:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ tiếng Việt.
2. Từ đơn:
Từ do một tiếng tạo nên là từ đơn.
3. Từ phức: Từ có hai hoặc nhiều tiếng.
a. Thế nào là từ phức:
b. Phân loại từ phức: Từ ghép, từ láy.

II. BÀI TẬP:
1. Cho đoạn trích sau đây: “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà san ở cùng nhau lâu dài được. nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
                                                                                                (Con Rồng cháu Tiên)
a. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên.
b. Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không? Vì sao?
c. Các từ ghép có từ nào là nghĩa khái quát, từ nào là có nghĩa không khái quát?

2. Trong các từ ghép sau, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể?
Ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói, ăn diện, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn quỵt, ăn rơ, ăn theo,...

3. Có bạn cho rừng những từ sau là từ láy, có đúng không?
Non nước, chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, nhức nhối, tội lỗi, đón, đợi, mồ mã, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo....
4. Tìm nhanh các từ láy: Tượng hình; Tượng thanh; Chỉ tâm trạng:
5. Tìm các từ láy có vần: êu, eo,...

                                      2. TỪ MƯỢN
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là từ mượn:
2. Các loại từ mượn:
a. Từ mượn tiếng Hán:
+ Các từ một tiếng trong tiếng Việt dù là mượn tiếng Hán đều được coi là từ thuần Việt:
Ví dụ: đầu, vua, chúa, tùng trúc, mai,...
+ Từ mượn tiếng Hán chủ yếu là những từ phức gồm hai tiếng trở lên ta mới cần phân biệt với từ thuần Việt:
Ví dụ: giang sơn, hải cảng, tham quan, quốc gia,...
+ Từ HV có những đặc điểm sau đây:
-         Từ HV là một kết hợp chặt chẽ gồm hai tiếng trở lên, trong đó mỗi tiếng đều có nghĩa
Ví dụ: quốc gia, quốc tế, quốc bảo, gia bảo, quốc bảo,...
- Mỗi tiếng trong từ HV đều có nghĩa tương đương với một từ đơn thuần Việt:
Ví dụ: giang sơn: giang/sông; sơn/núi...
-         Trong từ HV, một tiếng gốc Hán thường kết hợp với nhiều tiếng khac sđể tạo thành một từ khác.
Ví dụ:  giả: khán giả, thính giả, độc giả,..
            gia: thi gia, triết gia, danh gia, phú gia,...
            thảo: bách thảo, thu thảo, thanh thảo, thảo nguyên,...
- Trật tự giữa các tiếng trong từ HV thường là tiếng phụ trước, tiếng chính sau.
b. Từ mượn ngôn ngữ khác:
Ngoài từ mượn tiếng Hán, ta còn mượn nhiều tiếng khác:
+ Mượn tiếng Pháp: cà phê, cao cao, bít tết, xà phòng, đăng ten, cao su, ki lô gam,..
+ Mượn tiếng Anh: in-tơ-nét, ti vi, vi tính, mít tinh,...
c. Cách dùng từ mượn:
* Không nên được lạm dụng, phải mượn một cách đúng mực.
II. BÀI TẬP:
1. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn:
Đầu, não, tuỷ, dân, ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, xã, ấp, tỉnh, huyện, phố, thành, quần, áo, sách, lê, tùng, bách, đức, tái, xô, lốp, phanh, sút, gôn, giang sơn, Tổ quốc, khôi ngô, thuỷ cung, tập quán, cai quản, ghi đông, pê đan, may ơ,...
2. Em hãy tìm các từ HV trong truyện Con Rồng cháu Tiên. Giải nghĩa từ HV tìm được?
3.Giải nghĩa các từ sau: Sứ giả, học giả, khán giả, độc giử, tác giả, thi gia, dịch gia, triết gia,...
4. Tìm các từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ HV sau:
Thiên địa, giang sơn, huynh đệ, nhật dạ, phu tử, quốc gia, tiền hậu, tiến thoái, cường nhược, sinh tử, tồn vong, mí lệ, sinh nhật, hải quân, phụ huynh,...
                                  ................................................................

                                  3. NGHĨA CỦA TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là nghĩa của từ:
Nghĩa của từ là nội dung (hoạt động, tính chất, quan hệ, mà từ biểu thị)
2. Cách giải thích nghĩa của từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

II. BÀI TẬP:
1. Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các trường hợp sau: ( biết rằng tiếng đầu: hải)
a. ......................: chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp, sống ở biển khơi.
b. ......................: cả biển dùng làm nơi ra vào của một nước.
c. .......................: thú có chân biến thành bơi chéo, răng nanh dài, sống ở Bắc Cực.
d. ...................... : khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.
đ. .......................: việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hoá nhập từ nước này sang nước khác.
g. .......................:sản phẩm động vật, thực vất khai thác ở biển.
2. Tiếng đầu của từ là: giáo
a..........................: người dạy học ở bậc phổ thông.
b. ........................: học sinh trường sư phạm.
c. ........................: bài soạn của giáo viên để lên lớp.
d. ........................: đồ dùng dạy học để cho học sinh thấy cụ thể.
đ. .......................: viên chức ngành giáo dục
                                      .............................................................

4. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Từ nhiều nghĩa:
Ngoài các từ một nghĩa, trong tiếng Việt còn có hiện tượng một từ nhưng có nhiều nghĩa khác nhau.
Ví dụ: xuân
+ Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ: Mùa xuân là Tết trồng cây.
+ Tươi đẹp: Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
+ Tuổi của một người : Ông ấy năm nay hơn sáu mươi xuân.
+ Trẻ, thuộc về tuổi trẻ: Tuổi xuân chẳng tiếc sá chi bạc đầu.
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ làm cho từ có nhiều nghĩa.
+Nghĩa gốc:
+ Nghĩa chuyển:

3. Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
+ Từ đồng âm là những từ có vỏ ngữ âm giống nhau ngẫu nhiên. Giữa chúng không có liên hệ với nhau về nghĩa.
+ Từ nhiều nghĩa thì các từ có liên hệ với nhau về nghĩa.
4. Nghĩa trong câu của từ:
Nghĩa của từ chỉ được bộc lộ cụ thể khi quan hệ với các từ trong câu:
Ví dụ:
- Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông.
(cơ quan để nhìn của người hay động vật)
- Cây mía này mắt thưa lăm. ( chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây)
* Trong tác phẩm văn học, một từ nhiều khi được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa chuyển, tạo ra những khám phá, những thú vị bất ngờ cho người đọc:

I. BÀI TẬP:
1. Xác định và giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau:
a.                Trùng trục như con chó thui
          Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.
b.       Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau
c.       Quân ta chia làm hai mũi tấn công.
d.       Tôi đã tiêm phòng ba mũi.

2. Hãy giải thích từ mặt trong các câu thơ sau đây?
a.                Người quốc sắc kẻ thiên tài
          Tình trong như đã mặt ngoài còn e.
b.                Sương in mặt tuyết pha thân
          Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
c.                 Làm cho rõ mặt phi thường
          Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
d.                Buồn trông nội cỏ rầu rầu
          Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

3. Hai em học sinh tranh luận với nhau. Một em nói:
- Từ cày chỉ có một nghĩa là chiếc cày thôi.
Một em khác nói:
-         Không phải đâu từ cày còn có nghĩa là chỉ hoạt động cày ruông. Vậy từ cày có hao nghĩa.
Theo em, hai bạn nói đã đúng chưa? Từ cày còn có nghĩa nào nữa không? 
                                   



                                          5. SO SÁNH

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là so sánh:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng làm tăng thêm sự gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:                     
-        Trong như tiếng hạc bay qua
          Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách cụ thể hơn. Vì vậy một phép SS thông thường gồm 4 yếu tố:
- Vế A: Đối tượng (sự vật) được so sánh.
- Bộ phận hay đặc điểm SS (phương diện so sánh)
- Từ so sánh.
- Vế B: Sự vật làm chuẩn so sánh.
Ta có sơ đồ sau đây:

Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A
( sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(sự vật dùng để làm chuẩn so sánh)
-  Mây
- Bà già
- Dừa
trắng
sóng sánh
đủng đỉnh
như
như
như là
bông
bát nước chè
đứng chơi


+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt. Nếu vắng cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.
          Khi ta nói: Cô gái đẹp như hoa là SS. Còn khi nói: Hoa tàn mà lại thêm tươi. Thì hoa ở đây là ẩn dụ.
+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là SS chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt SS) không lộ ra đo đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
+ Yếu tố (3) có thể là các từ: giống như, tựa như, khác nào, là, bao nhiêu...bấy nhiêu, hơn, kém,... Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau.
* Trật tự của phép SS có khi được thay đổi:
Ví dụ:         Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
                   Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
                                                                   (Tế Hanh)
3. Các kiểu so sánh:
Dựa vào mục đích và các từ SS người ta chia phép so sánh thành 2 kiểu:
a. So sánh ngang bằng:
 Được thể hiện bằng các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, gióng như, giống như là, tựa như là, bao nhiêu ...bấy nhiêu,....
b. So sánh không ngang bằng:
 Được thể hiện bằng các từ so sánh sau đây: hơn, hơn là, kém, kém gì, không bằng, chưa bằng,...
4. Tác dụng của so sánh:
+ SS tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động. Phần lớn các phép SS đều lấy cái cụ thể để SS với cái không cụ thể hoặc kém cụ thê rhown, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
Ví dụ:                   Công cha như núi Thái Sơn
                   Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
+ SS còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng.
Ví dụ:         Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
                                                                   (Trần Đăng Khoa)
(Yếu tố 2 và 3 bị lược bỏ)

II. BÀI TẬP:
1. Trong câu ca dao:
                   Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
          Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
a. Từ bồi hổi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt?
b. Giải nghĩa từ láy bồi hổi bồi hồi?
c. Phân tích cái hay của phép SS đem lại?
2. Trong bài “Vượt thác” có nhiều phép SS được thê rhieenj.
a. Em hãy xác định những phép SS đó?
b. Những phép SS nào độc đáo nhất, vì sao?
2. Hãy kể một số thành ngữ có sử dụng phép SS mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy?
3. Em hãy tìm khoảng 10 phép SS trong ca dao va fthow trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện SS?
4. Trình bày tác dụng của phép SS trong đoạn thơ sau?
                   Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
                   Rắn như thép vững như đồng
                   Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
                   Cao như núi, dài như sông
                   Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
                                                                   (Tố Hữu)
5. Phép SS sau đây có gì đặc biệt:
                   Mẹ già như chuối và hương
          Như xôi nếp một, như đường mía lau.
                                                          (Ca dao)

                                           6. NHÂN HOÁ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là nhân hoá:
Nhân hoá là cách gọi tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.
Ví dụ:         Cây dừa
                   Sải tay
                   Bơi
                   Ngọn mùng tơi
                   Nhảy múa.
                                                (Trần Đăng Khoa)
2. Các kiểu nhân hoá:
a. Gọi vật bằng những từ vốn gọi người:
Ví dụ:          Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
-         Chị Cốc béo xù đang đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
b. Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.
Ví dụ:
          Muôn nghìn cây mía
          Múa gươm
          Kiến
          Hành quân
          Đầy đường
(Trần Đăng Khoa)
c. Trò chuyện tâm sự với vật như với người.
Ví dụ:                   Khăn thương nhớ ai
                             Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai ?
                             (Ca dao)
3. Tác dụng của nhân hoá:
Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm, làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật gần gũi với con người hơn.
Ví dụ:                   Bác Giun đào đất suốt ngày
                   Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà.
                                      (Trần Đăng Khoa)
II. BÀI TẬP:
1. a. Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá?
b. Nêu ró tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong câu ca dao đó?
2. Trong câu ca dao sau đây:
                   Trâu ơi ta bảo trâu này
          Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì?
2. Em hãy chỉ ra phép nhân hoá có trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ Văn 6 tập hai)
3. Bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa đã sử dụng phép nhân hoá nào? Phân ytichs tác dụng của phép nhân hoá đó?
                   Cây dừa cao tỏa nhiều tàu
          Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
                   Thân dừa bạc phếch tháng năm
          Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao
                   Hoa dừa nở lẫn cùng sao
          Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
                   Ai đem nước ngọt nước lành
          Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
                   Đứng canh trời đất bao la
          Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
4. Hãy viết một đoạn văn tả cảnh, hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép nhân hoá?
5. Chỉ ra những phép nhân hoá và phân tích tác dụng của phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa
6. Phân tích phép nhân hoá trong các câu thơ sau?
a)                                   Em hỏi cây kơ-nia
                                     Gió mày thổi về đâu
                                      Về phương mặt trời mọc.                                                                              
 b)                              Vì sương nên núi bạc đầu
                                   Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa.
                                                                                      (Ca dao)

                                        ........................................................

                                      7. ẨN DỤ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là ẩn dụ:
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố được so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
Muốn có được phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
2. Các kiểu ẩn dụ:
Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
a. Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
Ví dụ:         Người Cha mái tóc bạc.
                   Đốt lửa cho anh nằm.
                                                          (Minh Huệ)
Lấy hình tượng người cha để gọi tên Bác Hồ.
b. Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
Ví dụ:         Về thăm quê Bác làng Sen
                   Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
                                                          (Nguyễn Đức Mậu)
c. Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
Ví dụ:         Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
Ví dụ:         Mới được nghhe giọng hờn dịu ngọt
                   Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
                                                                   (Tố Hữu)
3. Tác dụng của ẩn dụ:
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.

II. BÀI TẬP:
1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:
a.       Bây giờ mận mới hỏi đào
          Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
b.       Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
          Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn.
c.       Chỉ có thuyền mới biết
          Biển mênh mông nhường nào.
                                                (Xuân Quỳnh)
d.       Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.
                                                ( Xuân Diệu)
đ.       Em thấy cơn mưa rào
          Ướt tiếng cười của bố.
                                      (Phan Thế Cải)
2. Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới”.
                                                                                                 (Nguyễn Tuân)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
8. HOÁN DỤ
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Thế nào là hoán dụ:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm  khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
                   - Đứng lên thân cỏ, thân rơm
                   Búa liềm không sợ sung gươm bạo tàn!
                                                                             (Tố Hữu)
                   - Đây suối Lê-nin kia suối Mác
                   Hai tay xây dựng một sơn hà.
                                                          (Hồ Chí Minh)
2. Các kiểu hoán dụ:
Do quan hệ giữa hai sự vật là quan hệ gần gũi nhau trong thực tế. Căn cứ vào quan hệ cụ thể giữa hai sự vật ta có mấy trường hợp sau đây:
a. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể:
Ví dụ:                   Đầu xanh có tội tình gì?
                   Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
                                                                   (Nguyễn Du)
(Đầu xanh, má hồng chỉ Kiều)
b. Lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng:
Ví dụ:                   Cả làng quê đường phố
                             Cả lớn nhỏ gái trai
                             Đám càng đi càng dài
                             Càng dài càng đông mãi.
                                                                   (Thanh Hải)
(Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và thành thị)
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:
Ví dụ:                   Áo chàm đưa buổi phân ly
                   Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
                                                                   (Tố Hữu)
(Lấy áo chàm thay cho đồng bào Việt Bắc)
d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Ví dụ:                   Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
                             Đảng ta đây xương sắt da đồng.
                                                                   (Tố Hữu)
(trăm, nghìn đếu là những con số cụ thể được dùng để thay cho số nhiều)
II. BÀI TẬP:
1. Cho đoạn thơ sau:
                             Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
                   Hòn Gai kêu Đất Đỏ đấu tranh
                             Áo nâu liền với áo xanh
                   Nông thôn liền với thị thành đứng lên.                 (Tố Hữu)
a. Trong đoạn thơ trên tac sgir đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ?
b. Các từ ngữ dùng làm hoán dụ để thay cho ai?
c. Tác dụng của phép hoán dụ trong đoạn thơ?
2. Cho các câu sau đây:
          -        Tay ta tay búa tay cày
                Tay gươm tay bút dựng xây nước nhà.
                                                                         (Tố Hữu)

          -        Đứng lên thân cỏ thân rơm
                Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn
                                                                       
          -    Vì sao ? Trái đất nặng ân tình
              Nhắc mãi tên Ngư­ời: Hồ Chí Minh.
                                                                 (Tố Hữu)
a. Đó là những hoán dụ kiểu gì?
b. Cách sử dụng hoán dụ như vậy có tác dụng gì?
3. Tìm các phép hoán dụ trong những bài thơ ở sách Ngữ Văn 6.
4. Trong giao tiếp hằng ngày, người ta có sử dụng hoán dụ không? Nếu có, em hãy tìm năm đến bảy hoán dụ?
                             ..........................................................

                       9.CHỮA LỖI DÙNG TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Lặp từ:
Lặp từ là hiện tượng dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong các câu liền kề nhau trong một đoạn văn.
Lặp từ có nhiều khi rất cần thiết trong thể hiện nội dung.
+ Trong câu, lặp từ là để nhấn mạnh nội dung.
Ví dụ: Tre Đồng Nai nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi....Dâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
                                                                                      (Thép Mới)
+ Trong câu, lặp từ còn để diễn đạt chính xác.
Ví dụ: Mọi người rất thích thú các cách làm của em và của bạn Lan.
(Trong câu này nếu không có từ của thứ hai thì mọi người sẽ nghĩ rằng các cách làm là chung của hai người).
+ Trong đoạn văn, lặp từ vừa để nhấn mạnh vừa để liên kết câu.
Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre thẳng thắn bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
                                                                                          (Thép Mới)
Ngoài các trường hợp nêu trên, việc lặp đi lặp lại một từ trong câu hoặc những câu liền kề nhau sẽ làm cho câu văn rườm rà, nặng nề. Đó là biểu hiện sự nghèo nàn của người viết cho nên được coi là lỗi dùng từ.
Ví dụ: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
2. Lẫn lộn các từ gần âm:
Lẫn lộn các từ gần âm là do ta chưa nắm được nghĩa của từ, ta nhớ mang máng nhưng không hiểu ró nên dùng chệch sang một từ gần âm quen dùng khác. Lỗi thông thường nhất là các từ hai tiếng mà ta nhớ một tiếng còn tiếng khác thì nhớ chệch đi.
Ví dụ:         cây bạch đàn > cây bạch đằng ; tinh tuý > tinh tú.
Muốn chữ loại lỗi này ta phải nắm chắc nghĩa của từ, từ nào không hiểu nghĩa hoặc hiểu không chắc chắn thì ta phải hỏi người hiểu biết hơn, phải tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Hiểu nghĩa của từ mới dùng từ chính xác và chữa được lỗi dùng từ.
3. Dùng từ không đúng nghĩa:
Dùng từ không đúng nghĩa là do không hiểu nghĩa của từ. Muốn chữa loại lỗi này, chúng ta phải đối chiếu với từ điển và sửa lại cho đúng.
Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu lang thang đi  tỉnh này sang tỉnh khác.
( thay lang thang = đi hoặc ngược xuôi )
II. BÀI TẬP:
1.Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau đây:
a. Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô dạy giỏi.
b. Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
c. Chúng ta phải học tập chăm chỉ để sau này đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của việc làm.
d. Nhân dân ta đang đêm ngày chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.

2. Thay thế các từ ngữ đồng nghĩa với “Phù Đổng Thiên Vương” trong đoạn văn sau:
“ Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người xưa. “Phù Đổng Thiên Vương” gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế “Phù Đổng Thiên Vương” vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết”.
                                                                             (Nguyễn Đình Thi)
3. Chữa các lỗi dùng từ sau đây:
a. Khu nhà này thật là hoang mang.
b. Ông em được Đảng gắn danh hiệu 50 tuổi Đảng.
c. Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mềm.
d. Lên lớp sau em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.
đ. Mái tóc của ông em đã sửa soạn bạc trắng.
g. Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê gớm.
h. Ông nghe bì bõm câu chuyện của vợ chồng luật sư.



                               CHƯƠNG II: NGỮ PHÁP
                                     
                                          1. DANH TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1. Danh từ là gì:
Danh từ là những từ có ý nghĩa sự vật: chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
Sự vật bao gồm động vật, đồ vật , các khái niệm trừu tượng như thói quen , tính nết , tật , thói , thái độ , tư tưởng, đạo đức,...
2. Đặc điểm của danh từ:
Danh từ có những đặc điểm sau đay:
- Danh từ có ý nghĩa sự vật . Ta nói có ý nghĩa sự vật vì ngoài những sự vật cụ thể như trâu , bò, lúa, đất , nhà , muối, dầu ,... còn có những hiện tượng không phải là sự vật như tư tưởng, tinh thần, bụt, tiên, ma, quỷvẫn còn được goiju là danh từ vì chúng có ý nghĩa sự vật.
- Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu. Khi danh từ làm vị ngữ thường phải có từ là. Ví dụ: Anh Nam là giáo viên.
3. Phân loại danh từ trong tiếng Việt.
Danh từ trong tiếng Việt được chia làm 2 loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
a. Danh từ chỉ đơn vị:
Đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị là có thể kết hợp trực tiếp với các số từ.
Ví du:
Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một ngườicon gái, biết gả cho người nào?
                                                                                      ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Danh từ chỉ đơn vị được chia làm 2 loại cơ bản là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên được gọi là loại từ đứng sau lượng từ toàn bộ và lượng từ phân phối đứng trước danh từ chỉ sự vật. Loại từ có ý nghĩa khái quát về sự vật hơn cả danh từ chỉ vật. Do có ý nghĩa khái quát về danh từ, loại từ có 2 đặc điểm chính sau đây:
+ Các danh từ có ý nghĩa khái quát khi đứng trước một danh từ chỉ sự vật cụ thể sẽ chuyển thành loại từ.
Ví dụ:
 - Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẩy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi.
          - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gã cho người nào.
                                                                                      ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh )
(Trong ví dụ đầu người là danh từ chung chỉ sự vật. Trong ví dụ sau ngườiđứng trước con gái. Do con gái là danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn nên người chuyển thành loại từ.)
*Do ý nghĩa thực nghèo nàn nên các loại từ như: con, cái, bức, tấm, sự, việc, cuộc, ... có thể kết hợp với động từ, tính từ, để trở thành cụm từ mang ý nghĩa danh từ.
Ví dụ:         cái ăn, cái ngủ, sự học hành, cuộc chiến tranh,...
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
Danh từ chỉ đơn vị quy ước dược chia làm hai loại cơ bản:
. Danh từ đơn vị quy ước chính xác: cân, lít, tạ, mét, ki lô gam,..
. Danh từ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, vốc, mớ, đàn, bọn, tụi, lũ, dãy, bó,...
b. Danh từ chỉ sự vật:
Danh từ chỉ sự vật có hai loại cơ bản là: danh từ chung và danh từ riêng.
+ Danh từ chung: Dựa theo ý nghĩa có thể tách thành một số tiểu loại như sau:
- Danh từ chỉ vật thể: Loại này gồm những danh từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật,...
- Danh từ chỉ chất liệu: nước, gạo, muối, đường, dầu, sắt, thép, khía, đất, đá,...
- Danh từ trừu tượng là danh từ biểu thị khái niệm trừu tượng, các sự vật trong tư tưởng như thói quen, tính nết, thái độ, tư tưởng, tình cảm,...
+ Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một người, một sự vật riêng lẻ, một địa phương,... danh từ riêng bao gồm tên người, tên đất, tên tổ chức.
* Cách viết hoa danh từ riêng.

II. BÀI TẬP:
1. Cho đoạn trích sau đây: “Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em be sraats thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt cũi, cắt cỏ kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút... Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà em vẽ các đồ đạc trong nhà lên bốn bức tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ”.
                                                                                      (Cây bút thần)
a. Tìm các danh từ có trong đoạn văn trên?
b. Tìm những danh từ chỉ đơn vị trong những danh từ nói trên?
2. Tìm các loại từ có thể đứng trước danh thừ thuyền?
3. Điền các loại từ thích hợp trước các danh từ sau đây:
... đất, ... vải, .... muối, ..... lụa, .... nước, ...bàn, ...phản,.... chiếu, ...màn, .... áo, .....ngựa.

4. Một bạn liệt kê các danh từ chỉ sự vật như sau:
Bàn ghế, sách vở, áo quần, đồ đạc, bụng dạ, nhà cửa, bếp núc, con cháu, tướng tá, ấm chén, chai lọ, máy móc, cu cu, chào mào, đa đa.
a. Các danh từ trên đều là từ ghép có đúng không?
b. Có bao nhiêu từ ghép? Em có thể tách chúng thành bao nhiêu từ đơn?

5. Điền các loại từ thích hợp vào các từ sau đây để được dùng như danh từ?
Nhớ, thương, giận, hờn, chiến tranh, ngủ, ẩu đả, vui, trò chuyện , may mắn, to tát, tủi nhục, mơ ước, yêu thương.

                                      2. SỐ TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Số từ là gì?
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Số từ có thể đứng trước và sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ về số lượng hay thứ tự. Số từ là từ chỉ lượng cụ thể vì thế khi có số từ chỉ lượng thì không có lượng từ và ngược lại.
2. Các loại số từ:
Số từ có thể chia làm hai loại: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự
+ Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ.
* Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng. Các từ như: đôi, cặp, tá, chục,...  Chúng không phải là số từ vì có thể đứng sau số từ và trực tiếp kết hợp với danh từ chỉ sự vật.
Ví dụ:         - ba tá bút chì; năm cặp bánh chưng.
+ Số từ chỉ thứ tự thường đứng sau danh từ để nói rõ vê fthws tự. Tuy nhiên có trường hợp số từ chỉ số lượng nhưng vẫn đứng sau danh từ.
Ví dụ:         - đi hàng ba; ba mâm sáu.

II. BÀI TẬP:
1. Số từ có hai loại chính: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự. Muốn xác định được ý nghĩa của hai loại số từ này ta làm thế nào? Cho ví dụ?
2. Xác định số từ trong đoạn thơ sau:
                   Chúng bay chỉ một đường ra
                   Một là tử địa hai là tù binh ...
                   Nghe trưa nay tháng năm mồng bảy
                   Trên đầu bay thác lửa hờn căm
                   Trông: bốn mặt luỹ hầm sụp đổ
                   Tướng quân bay lố nhố cờ hàng....
                                                                             (Tố Hữu)
3. Lan và bố đi dự tiệc ở một khách sạn. Lan nghe một ông khác ngồi bàn bên cạnh gọi:
- Cho hai mâm sáu ra đây!
Lan băn khoăn hai và sáu là số từ gì đây? Em thử giải đáp?
4. Xác định ý nghĩa của số từ trong đoạn thơ sau:
                             Một yêu em cố tăng gia
                        Hai yêu em có đàn gà đầy sân
                             Ba yêu làm cỏ bón phân
                        Bốn yêu sớm tối chuyên cần tưới rau.
5. Tìm một số câu tục ngữ có sử dụng số từ?
VD:   - Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
          - Một năm trồng cà ba năm ăn trái.


                                      3.LƯỢNG TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Lượng từ là gì?
Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
2. Các loại lượng từ:
a. Lượng từ toàn thể:
Là những từ chỉ toàn thể một sự vật hoặc toàn bộ mọi sự vật đứng đầu cụm danh từ như: tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ, cả, cả thảy,...
b. Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối:
Loại này thường ở vị trí thứ hai trong cụm danh từ sau lượng từ chỉ toàn thể như: những, các, mọi, mỗi, từng,...
+ Lượng từ: các, những chỉ tập hợp số nhiều có ý nghĩa khách quan chủ yếu là khi nói về người.
Ví dụ:         - Thưa các bạn.
+ Lượng từ mọi chỉ tập hợp số nhiều mang sắc thái tình cảm chủ quan.
+ Lượng từ mỗi, từng chỉ ý nghĩa phân phối. Mỗi ngoài ý nghĩa phân phối còn mang sắc thái tình cảm.

II. BÀI TẬP:
1. So sánh các từ sau đây: mọicác; mỗitừng.
2. Đoạn trích:
                   Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá
                   Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô
                   Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ.
                                                          (Tố Hữu)
a. Tìm và kể tên các lượng từ có trong đoạn trích?
b. Tại sao ở dòng thơ thứ nhất tác giả dùng từng, còn ở dòng thơ thứ hai tác giả lại dùng mỗi ?
3. Tại sao nói “mỗi phát súng một quân thù” mà không nói “một phát súng là một quân thù”.
4. Trong bài thơ Chào xuân 1967, nhà thơ Tố Hữu viết:
                   Chào các em, những đồng chí của tương lai
                   Mang mũ rơm đi học đường dài.
a. Tại sao tác giả lại sử dụng lượng từ các những mà không sử dụng lượng từ khác?
b. Nếu thay đổi trật tự của các những có được không?
5. Em hãy viết một đoạn văn có dử dụng lượng từ?
                                             4. CHỈ TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Chỉ từ là gì?
Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định vị trí của sự vật, hiện tượng trong không gian hoặc thời gian.
Trong câu chỉ từ thường làm phụ ngữ trong CDT, làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Các chỉ từ thường gặp là: đấy, đấy, đó, đây, này, nọ, ấy, kia,...
2. Cách dùng chỉ từ:
+ Dùng chỉ từ chỉ sự vật, hiện tượng ở vị trí độc lập thay cho việc gọi tên sự vật hiện tượng. Cách dùng này thường dùng các từ: kia, đấy, đó , ấy,...
Ví dụ:         - Đây là cậu lệ trên huyện.
                                                          (Nguyễn Công Hoan)
                   - Mặc đây không biết.
                                                          (Ngô Tất Tố)
                   - Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ.
                   - Đó là báu vật.
                                                          (Sự tích hồ Gươm)
+ Dùng chỉ từ chỉ đặc trưng của sự vật, hiện tượng thay cho phụ ngữ miêu tả đứng sau danh từ.
Ví dụ:                   - Anh ngồi ghế này.
                             - Mái nhà ấy (đã ôm ấp mẹ con tôi)
                                                          (Nụ cười của mẹ)
                             - Từ hôm đó (bác Tai, cô Mắt ....không làm gì nữa).
                                                          (Chân , Tay, Tai, Mắt, Miệng)
II. BÀI TẬP:
1Tìm các chỉ từ trong truyện Sự tích Hồ Gươm?
2.Tìm các chỉ từ trong truyện Thạch Sanh và thay bằng các từ ngữ thích hợp?
3. Tìm những bài ca dao có dùng chỉ từ.
4. Viết một đoạn văn nội dung tự chọn có dùng chỉ từ.













                                              5. ĐỘNG TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Động từ là gì?
Động từ là những từ chỉ hoạt động, chỉ trạng thái nói chung của người của sự vật.
Động từ có những đặc điểm sau:
+ ĐT có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, còn, cứ, hãy, chớ, đừng,...
+ ĐT chỉ trạng thái tâm lý dễ dàng kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, khí, khá,
Ví dụ : rất nhớ, khá thương, hơi lo lắng,...
+ ĐT cũng như TT ít có khả năng kết hợp với: này, nọ, kia, ấy.
+ ĐT thường làm VN trong câu. Ngoài ra ĐT còn có khả năng làm phụ ngữ.
2. Các loại động từ chính:
a. ĐT chỉ hoạt động: ăn, học, chạy, nhảy, hát, múa, khóc, cười, đánh,..
b. ĐT chỉ trạng thái: ốm, đau, bị, được, vỡ, lành, yêu, ghét, nhớ, thương,..
c. ĐT chỉ tình thái: có thể, muốn, phải, nên,...ĐT chỉ tình thái thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau nên còn gọi là ĐT không độc lập. Đây là những ĐT có nội dung ý nghĩa nghèo nàn do vậy phải có ĐT hoặc cụm C-V đứng sau nó:
Ví dụ:         - Tôi muốn học tập và lao động.(ĐT)
                   - Tôi muốn anh đừng quên tôi. (cụm C- V)
*ĐT chỉ tình thái chia làm ba nhóm nhỏ:
          - Nhóm chỉ khả năng, sự cần thiết: có thể, không thể, nên, phải, cần, cần
phải,...
          - Nhóm chỉ ý chí: dám, toan, định, chực, muốn,...
          - Nhóm chỉ ý bị động: được, chịu, bị, mắc, phải,...
II. BÀI TẬP:
1. a. Tìm các động từ trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
b. Tìm các ĐT chỉ hành động và trạng thái trong văn bản đó.

2. Cho đoạn trích trong bài “Con hổ có nghĩa”
Từ: “Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa ......không dám nhúc nhích”.
a. Tìm các động từ trong đoạn trích trên?
b. Em hãy phân chúng thành ba loại: ĐT chỉ tình thái; ĐT chỉ hành động; ĐT chỉ trạng thái.
c. ĐT chỉ trạng thái có thể kết hợp về trước với những phụ ngữ nào mà ĐT chỉ hành dộng không thể kết hợp được? Vì sao?
d. Trong các ĐT chỉ hành động trên, có động từ nào cần từ ngữ đứng sau không? Vì sao?
3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại theo ý của mình trận đánh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh hoặc giữa Thạch Sanh và chằn tinh. Chú ý sử dụng chính xác động từ chỉ hành động.
4. Các ĐT: nghỉ ngơi, đau, ốm, ngủ, nằm, đứng, quỳ, khi đứng trong câu nếu không có từ ngữ đứng sau có thể có được không? Vì sao?

                                           6. TÍNH TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Tính từ là gì?
Tính từ là những  từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
* Cũng như ĐT, TT có thể kết hợp với các phó từ nhất là những phó từ chỉ mức độ đứng trước và đứng sau. Khác với ĐT, TT không có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh: hãy, chớ, đừng,...
Tính từ có thể trực tiếp làm VN:
Ví dụ:         - Tiếng Việt của chúng ta rất giàu.
                   - Ngồi dưới đáy giếng, chú ếch oai như một vị chúa tể.
2. Các loại tính từ:
Căn cứ khả năng kết hợp ta chiaTT thành hai loại:
a. Tính từ chỉ đặc điểm tương đối:
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối còn gọi là tính từ có mức độ, là những TT kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, khí,...
b. Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối:
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (còn gọi là tính từ không có mức độ hoặc tính từ tuyệt đối) là những TT không  kết hợp được với các phụ từ chỉ mức độ. Đó là các tính từ: riêng, chung, đực, cái, trống mái, xanh lè, đỏ ối, đen kịt, lùn tịt, thơm phức, béo ngậy,...

II. BÀI TẬP:
1. Cho đoạn thơ sau đây:
                             Chú bé loắt choắt
                             Cái xắc xinh xinh
                             Cái chân thoăn thoắt
                             Cái đầu nghênh nghênh
                             Ca lô đội lệch
                             Mồm huýt sáo vang
                             Như con chim chích
                             Nhảy trên đường vàng.
                                                          (Tố Hữu)
a. Xác định các tính từ có trong đoạn thơ?
b. Cách mô tả em Lượm của nhà thơ có gì đặc biệt?
2. Đặt năm câu có tính từ làm vị ngữ?
3. Xác định từ loại của các từ sau: côn đồ, anh hùng, trong những câu sau?
          - Bọn côn đồ thường lẫn trốn quanh đây.
          - Thái độ của anh ta rất côn đồ.
          - Rằng Từ là đấng anh hùng.
          - Người chiến sĩ ấy rất anh hùng.
4. Đặt năm câu có tính từ làm vị ngữ.
5. Xác định các tính từ trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ?
6. Đặt năm câu với TT chỉ đặc điểm tương đối ?
                                   7. CỤM DANH TỪ

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Cụm danh từ là gì?
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Danh từ khi hoạt động trong câu phải có nội dung ý nghĩa đầy đủ thì ta mới hiểu chính xác người nói muốn nói gì. Muốn vậy ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ:         - Gà (ăn thóc)
                   - Những con gà mái hoa mơ (ăn thóc)
Trong hai trường hợp , thí trường hợp sau cụ thể hơn do danh từ kết hợp với các từ ngữ phụ.
Những từ ngữ phụ đứng trước và sau danh từ gọi là phụ ngữ.
2. Cấu tạo của cụn danh từ:

Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t 1
T1
T2
s1
s2
tất cả
những
con
mái tơ
ấy

Cụm danh từ có cấu tạo ba phần:
a. Phần trước do các lượng từ chỉ toàn thể và lượng từ tập hợp hay phân phối đảm nhận.
+ Phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật như: cả, tất cả, toàn bộ, tất thảy.
- Khi sự vật có số lượng xác định ta dùng cả.
Ví dụ:         Cả hai vị thần  (đều xin cưới Mi Nương)
                   Cả một trăm người con (đều hồng hào khoẻ mạnh)
- Khi sự vật có số lượng không xác định ta dùng: tất cả, tất thảy, hết thảy.
Ví dụ:         Tất cả mọi người (đều dã sẵn sàng)
+ Phụ ngữ chỉ số lượng sự vật đứng sau phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật bao gồm cả số từ như: một, hai, ba,... vài, dăm, mươi,... và những lượng từ có ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: những, các, mọi, mỗi, từng,...
       Sắc thái ý nghĩa của các lượng từ đứng trước danh từ cũng khác nhau, do đó khi sử dụng cần lựa chọn để ý nghĩa của câu được chính xác.
b. Phần trung tâm:
Phần trung tâm do loại từ và danh từ chỉ sự vật đảm nhận. Danh từ chỉ sự vật ít khi vắng mặt trong CDT. Loại từ có thể vắng mặt hay có mặt phụ thuộc vào DT chỉ sự vật.
+ Khi DT là những sự vật ở dạng chất liệu như: muối, dầu, đường, sắt, xi măng, đá, khí,... thì thường kết hợp với danh từ chỉ đơn vị quy ước.
Ví dụ:         - (Mẹ em mua) hai yến gạo, một lít dầu.
+ Khi danh từ là những từ chỉ người, động vật, thực vật, đồ vật,.... chúng thường kết hợp với loại từ: người, ông, vị, bác, chú, con, cái,...
Ví dụ:         Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ,, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước.
+ Các loại từ như: cái, con, bức, tấm, lá ,... là những loại từ đồng nghĩa có sắc thái biểu cảm khác nhau theo ý chủ quan của mỗi người. Khi sử dung, chúng ta cần lựa chọn cho đúng ý nghĩa trong âu.
Ví dụ:         Ta không nói: Chú hổ ngồi trong cũi mà phải nói: Con hổ ngồi trong củi.
                   Ta có thể nói: Chú mèo đang trèo cây hoặc Con mèo đang trèo cây.
c. Phần sau CDT:
Các phụ ngữ ở phần sau nói lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị thường đứng trước phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
Loại phụ ngữ nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị thường đứng trước phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
Ví dụ:         Chiếc xe đạp mới ấy.
Loại phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian như: này, nọ, ấy, kia,... đứng cuối CDT và làm dấu hiệu kết thúc CDT.
Ví dụ:         Em bé thông minh nọ
* Về cấu tạo: phụ ngữ đứng sau danh từ có cấu tạo rất đa dạng và phức tạp. Có thể là một từ, một cụm từ, có thể là một cụm chủ vị.
Ví dụ:         - thanh sắt ấy                                              (phụ ngữ là một từ)
                   - thanh sắt chui vào lưới ấy                         (phụ ngữ là một cụm từ)
                   - thanh sắt mà Lê Thận nhặt được ấy                    (phụ ngữ là C- V)
3. Phân biệt danh từ và cụm danh từ:
Trong tiếng Việt ranh giới giữa từ và cụm từ nhiều lúc khó xác định. Khi gặp trường những hợp cần xem xét ta lưu ý mấy điểm sau:
Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ không thể xem một tiếng nào vào giữa, còn cụm từ cấu tạo lỏng ta có thể xen tiếng vào giữa mà ý nghĩa vẫn không thay đổi.
Ví dụ:         hoa hồng (không chêm xen được) > đó là từ
                   hoa giấy ta có thể xen: hoa bằng giấy > đó là cụm từ
Tuy nhiên nhiều trường hợp phải đặt vào hoàn nói năng mới phân biệt được như: hổ dữ, anh em. cha ông, áo dài...
Ví dụ:         - Cha ông đều chưa về. > cha và ông là hai từ.
                   - Ôi tiếng của cha ông thuở trước. > thì cha ông là một từ.
II. BÀI TẬP:
1. Làm thế nào để xác định được cụm danh từ.
2. Cho đoạn trích trong bài “Cây bút thần”. Từ “Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng không mắt....hoàng cung”.
a. Tìm các CDT trong đoạn trích trên?
b. Điền các CDT tìm được vào mô hình.
3. Có hai tiếng anh, em ghép với nhau.
a. Các trường hợp sau, trường hợp nào anh em là từ, trường hợp nào anh emlà cụm từ?
          - Hai anh em đi đâu mà bây giờ mới về.
          - Anh em ở nhà hay cùng mẹ đi chơi.
          - Anh em đi vắng, chốc nữa sẽ về anh ạ.
          - Người đội m ũ đỏ là anh em.
          - Anh em bộ đội đang anh hoạt.
b. Thay hoặc thêm các từ thích hợp vào tổ hợp anh em trong các câu trên.
4. Đặt năm cụm danh từ có phụ ngữ là một cụm C-V
5. Tìm các CDT trong các câu sau:
a. Ngày xưa, ở đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi ròng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
b. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
c. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sõ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.
d. Chẳng bao lâu, toi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.


                               

                                   PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN

                                      CHƯƠNG I: VĂN TỰ SỰ

I.ĐẶC  ĐIỂM CỦA VĂN TỰ SỰ:
1.Khái niệm:
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc và nêu lên một ý nghĩa.
2. Các yếu tố nghệ thuật tạo nên một tác phẩm tự sự:
a. Cốt truyện:
b. Nhân vật
c. Các chi tiết nghệ thuật
3. Ngôi kể và lời kể, lời thoại trong văn tự sự:
a. Ngôi kể:
          - Ngôi thứ nhất
          - Ngôi thứ ba
b. Lời kể và lời thoại:
c. Thứ tự kể trong văn tự sự:
- Kể xuôi
- Kể ngược

II. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VĂN TỰ SỰ:
1. Cách xác định cốt truyện và tạo tình huống:
2. Cách xây dựng nhân vật:
3 Cách viết lời kể, lời thoại:
4. Cách sắp xếp bố cục:
5. Vận dụng miêu tả trong văn tự sự:

III. BÀI TẬP:
1. Hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn giới thiệu từng nhân vật sau (tự đặt tên cho nhân vật)
a. Một bác thương binh vui tính.
b. Một cô giáo trẻ tận tuỵ với học sinh.
c. Một cầu thủ bóng đá thiếu niên , đầy tài năng.
2. Hãy dùng lời văn tự sự  để viết các đoạn văn kể từng sự việc sau:
a. Một em bé hờn dỗi vì một lý do nào đó.
b. Một học sinh dũng cảm tự nhận lỗi của mình trước cô giáo và trước lớp.
c. Một cậu bé quyết định thả con chim đang nuối về với bầu trời tự do.

MỘT SỐ ĐỀ VĂN TỰ SỰ
1. Kể lại và kể mới cốt truyện có sẵn:
Đề 1: Thay lời nhân vật bà Âu Cơ, kể lại cho các cháu nghe về truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.
Đề 2:  Vừa lòng với lễ vật dâng cúng Tiên Vương của Lang Liêu, vua Hùng đã chọn chàng làm người nối ngôi. Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.
Đề 3: Có một lần, Thuỷ Tinh tình cờ gặp được MỊ Nương. Chàng đã có cơ hội để thanh minh chuyện cũ. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ ấy.
Đề 4: Thay lời mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng để kể lại câu chuyện ấy.
2. Kể chuyện đời thường:
Đề 1: Từ một học sinh bình thường, nhờ sự nỗ lực của bản thân và giúp đỡ của mọi người, em đã vươn lên thành một học sinh khá. Hãy kể lại quá trình phấn đấu ấy.
Đề 2: Có một lần, mẹ bị ốm, không đi làm được, phải nằm một chỗ. Em tự nhiên trở thành một cô chủ nhỏ, thay mặt mẹ làm mọi việc trong gia đình. Hãy kể lại câu chuyện ấy.
Đề 3: Cho nhân vật chính là hai chị em (hai anh em) và tình huống là người em là người em đã làm hỏng một thứ đồ chơi nào đó của chị (hoặc anh). Câu chuyện xảy ra như thế nào? Hãy hình dung và kể lại.
3. Kể chuyện tưởng tượng:
Đề 1: Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn ngắn kể lại cuộc chia tay xúc động đó.
Đề 2: Lời tâm sự của một cây bàng non bị lũ trẻ bẻ cành, rụng lá.
Đê 3: Lời tâm sự của một bức tường loang lổ những vết xước và những hình vẽ.
Đề 4: Lời tâm sự của một cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá.
Đề 5: Cây tre tự kể về cuộc đời mình.
Đề 6: Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lý thú giữa hai nhân vật và kể lại.


                            CHƯƠNG II: VĂN MIÊU TẢ

I.ĐẶC  ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ:
1. Khái niệm:
Văn miêu tả là một loại văn nhừm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài (màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng thái,...) mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.
* Một số dạng văn miêu tả thường gặp:
+ Văn tả đồ vật, loài vật, cây cối.
+ Văn tả người
+ Văn tả cảnh
2. Trình tự trong văn miêu tả:
a. Trình tự không gian:
Trình tự này thường được dùng trong dạng văn miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Có thể theo trình tự từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể; có thể từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài váo trong,.. tuỳ theo điểm nhìn và vị trí quan sát của người miêu tả.
b. Trình tự thời gian:
Trình tự này thường được dùng trong các dạng văn tả cây cối, tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt.
3. Ngôn ngữ trong văn miêu tả:
+ Ngôn ngữ trong VMT phải phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn. Người viết VMT phải có khả năng tác động mạnh mẽ, sâu xa tới trí tưởng tượng và cảm nghĩ của người đọc. Từ ngữ đưa vào VMT phải giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh, màu sắc, nhạc điệu,...
+ Ngôn ngữ trong VMT phải thật chính xác.
+ Ngôn ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi trí tưởng tượng cho người đọc.
4. Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả:
II. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VĂN MIÊU TẢ:
1. Các kỹ năng năng chung cần sử dụng khi làm văn miêu tả:
a. Kĩ năng quan sát, ghi chép:
Khi làm VMT, kĩ năng quan sát và ghi chép rất cần thiết.Tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm các sự vật, hiện tượng quanh mình. Từ đó có vốn để làm văn miêu tả
b. Kĩ năng tưởng tượng:
Nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả chắc chắn  sẽ không thể hay được. Vai trò của trí tưởng tượng rất lớn.Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho người làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn miêu tả hấp dẫn hơn.
c. Kĩ năng so sánh: So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước tới trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có cùng một nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn, và đối tượng miêu tả hiện lên rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
d. Kĩ năng nhận xét:
Viết VMT, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình. Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả.
2. Lưu ý về cách diễn đạt trong văn miêu tả:
a. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh
b. Cách đặt câu, dựng đoạn
c. Cách mở đầu và kết luận
3. Một số lưu ý riêng cho từng kiểu bài:
a. Kiểu văn tả đồ vật, loài vật, cây cối.
- Chọn trình tự miêu tả là từ bao quát đến cụ thể. Riêng tả loài vật, cây cối có thể theo quá trình trưởng thành của đối tượng với các giai đoạn cụ thể.
- Đối tượng được miêu tả ở kiểu bài này là đồ dùng, vật dụng, những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Do đó, khi miêu tả phải chú ý đến công dụng, ý nghĩa của chúng cũng như mối quan hệ giữa chúng với con người.
- Cần biết điều chỉnh một cách hợp lý giữa tả thực và các hình ảnh liên tưởng.
b. Kiểu văn tả cảnh:
+ Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, chọn một trong số các trình tự tả: theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh,.. Bức tranh thiên nhiêng bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này(mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia, thời điểm này khác thời điểm kia...).
+ Đối với văn tả cảnh sinh hoạt thì chú trọng chọn tả trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài việc tả chung nhìn bao quát toàn cảnh va flieetj kê các hoạt động, người viết phải tập trung vào một số cảnh chính, tiêu biểu. Ưu tiên dùng những từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh.
c. Kiểu văn tả người:
Khi làm kiểu bài này thường chú ý mấy điểm sau:
+ Phải xác định rõ đối tượng miêu tả (tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính) để trên cơ sở chọn hình ảnh tả cho phù hợp.
+ Phỉ xác định yêu cầu cụ thể của từng đề nữa. Nếu tả người nói chung thì phải làm nổi bật đặc điểm ngoại hình và tính cách; nếu tả người trong trạng thái hoạt động thì phải tập trung vào cử chỉ, động tác.
+ Chú trọng nhiều tới ngôn ngữ  tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh.Đặc biệt, người viết phải bộc lộ tình cảm với người được tả ngay trong quá trình làm văn (trực tiếp qua những câu bình phẩm, nhận xét, những câu cảm thán; gián tiếp qua việc lựa chọn hình ảnh, từ ngữ và sắp xếp trật tự miêu tả).


III. MỘT SỐ BÀI TẬP:
1. Viết một đoạn văn ngắn tả không khí oi bức của một buổi trưa hè.
2. Tìm những từ gợi tả sắc nắng. Chon khoảng năm từ để viết đoạn văn tả một ngày nắng đẹp.

3. Tìm các từ ngữ diễn tả các mức độ khác nhau của những hiện tượng sau:
a. Hương (đưa)
b. Gió (thổi)
c. Mưa (rơi)

4. Hãy chỉ rõ sự sáng tạo trong cách dùng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật ở đoạn văn sau:
a. “Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên. Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh động là một hồ nước mênh mông màu vàng chói. Cánh động bập bềnh, bập bềnh”.
b. “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như Tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ. Sơm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng” (Phấn thông vàng – Xuân Diệu)

5. Tả chiếc xe đạp mà em vẫn cùng nó tới trường hằng ngày.
6. Đêm rằm Trung thu thật đẹp, thật vui. Những có lẽ thú vị nhất vẫn là mâm cổ Trung thu với không biết bao nhiêu bánh ngon quả ngọt.
Hãy tả lại mâm cổ Trung thu mà mẹ đã bày sẵn để em cùng các bạn trông trăng phá cổ.
7. Sau một đêm mưa rào, cây cối trong vườn như được tiếp thêm sức sống mới.Em hãy tả lại sự thay đổi kì diệu đó.
8. Tả cảnh buổi chìu hè trên đồng quê yên ả, thanh bình.
9. Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.

10. Tối nào cũng vậy, lũ trẻ trong xóm lại tụ tập ở sân nhà em để nghe bà kể chuyện cổ tích. Hãy tả lại hình ảnh của bà trong một lần kể chuyện cổ tích dưới đêm trăng.
11. Hãy tưởng tượng và miêu tả lại chân dung người anh hùng làng Gióng đang cưỡi trên lưng ngựa sắt chuẩn bị ra trận.

12. Một em bé đang ngủ ngon trong tiếng ầu ơ ru hời của người mẹ. Hãy tả lại cảnh ấy.
13. Qua chuyên mục “Kết bạn” trên bào Thiếu niên Tiền phong, em đã làm quen với một người bạn mới. Hãy viết thư cho bạn để tự giới thiệu về mình.

14.Nhân ngày 8 tháng 3, trường em tổ chức hội thi cắm hoa.Hãy tả lại lẵng hoa mà em hoặc bạn em đã cắm để dự thi.






MỘT SỐ SÁCH THAM KHẢO:

1.     Chuyên đề 1,2,3:

Tên sách: “MỘT SỐ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG NGỮ VĂN 6”.
- Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa, Đinh Chí Sáng.
- Nhà xuất bản giáo dục.

Tên sách: “BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN THCS QUYỂN 2”.
- Tác giả: Đỗ Ngọc Thống( Chủ biên).
- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

2.     Chuyên đề 3:

          Tên sách: “ HƯỚNG DẪN TẬP LÀM VĂN 6”.
          - Tác giả: Vũ Nho ( Chủ biên).
          - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

          Tên sách: “ HƯỚNG DẪN LẬP DÀN BÀI TẬP LÀM VĂN 6”.
          - Tác giả: Vũ Băng Tú.
          - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
     


Thêm đánh giá

Đăng nhận xét

Tin liên quan